---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hàn Sơn Tự
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 寒 山 寺. Còn gọi: Phong Kiều Tự. Nằm bên cầu Giang Thôn thị trấn Phong Kiều, bên ngoài cổng thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Được xây cất vào niên hiệu Thiên Giám (502-519) đời Lương, ban đầu gọi là “Diệu Lợi Phổ Minh Tháp Viện”. Tương truyền vào niên hiệu Trinh Quán (627-649) đời Đường, Hàn Sơn và Thập Đắc kết am cỏ nơi đây, sau đó xây cất tự viện, gọi là “Hàn Sơn Tự”. Thi nhân đời Đường là Trương Kế có làm thơ vịnh chùa này: “Nguyệt lạc điểu đề sương mãn thiên, Giang Phong ngư hỏa đối sầu miên. Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự, Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền.” (Chim kêu trăng lặn sương mù khắp, đối diện đèn chài giấc ngủ buồn. Hàn Sơn chùa ở ngoài thành ấy, chuông vẳng đến thuyền lúc nửa đêm). Vần thơ thanh thoát mọi người đều thích, chùa Hàn Sơn nhân đây mà nổi tiếng trong thiên hạ. Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 1 (976) đời Tống, Tiết độ sứ Tôn Thừa Hựu xây tháp 7 tầng. Những năm Gia Hựu (1056-1063) đổi tên là “Phổ Minh Thiền Viện”. Cuối đời Nguyên chùa bị binh lửa phá hủy, khoảng niên hiệu Hồng Vũ (1368-1398) đời Minh trùng tu. Niên hiệu Hàm Phong thứ 10 (1860) lại bị phá hủy bởi binh lửa. Hiện còn những kiến trúc được lần lượt xây lại vào niên hiệu Quang Tự thứ 22 đến niên hiệu Tuyên Thống thứ 3 (1896-1911) đời Thanh như đại điện, lầu tàng kinh, lầu chuông, lầu Phong Giang, bia đá, hành lang. Sau giải phóng lại trải qua hai lần sửa chữa toàn diện, bên ngoài chùa sông ngòi tôn vẻ đẹp cho nhau, cầu đá cao vút, bên trong chùa lan can uốn khúc, hành lang lượn quanh, cây xanh tường vàng, có thờ tượng khắc đá Hàn Sơn, Thập Đắc và một đôi tượng đắp “ vui đùa khi gặp thần” do họa gia La Sính đời Thanh làm ra. Còn có bia đá khắc nét bút của những danh nhân Nhạc Phi, Đường Dần, Khang Hữu Vi, bia đá khắc kinh Kim Cang của người Tống, vài chục tấm bia đá khắc thơ đề vịnh chùa Hàn Sơn qua nhiều đời. Chuông cổ đựơc đề vịnh trong thơ Trương Kế đã bị thất lạc. Chuông chùa Hàn Sơn đúc vào đời Minh về sau lưu nhập Nhật Bản. Người Nhật mô phỏng đúc chuông theo đời Đường để trả lại, hiện treo bên trái đại điện. Trên lầu chuông phía sau điện còn có một cái chuông lớn đúc vào cuối đời Minh.
Làm sao niệm Phật để được nhứt tâm bất loạn?     Khi Con Chợt Nhớ Về Tiền Kiếp     Khổ Qua Sốt Cà Chua     Phật Tử Thờ Ông Táo Được Không?     Mùi Của Lưỡi Kiếm Banzo     Bánh Canh Kimchi Đại Hàn     Thái thú Khổng Dung khéo xử việc     Hiểu Để Giữ Giới Tốt Hơn     Hòa Thượng Thích Bửu Ngọc (1916-1994)     Báo Cáo V/v Ấn Tống Kinh-Sách­ tháng 11/2015     




















































Pháp Ngữ
Lấy từ bi, lấy ôn hòa
Thắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm
Lấy hiền lành, lấy thiện tâm
Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường
Lấy tâm bố thí cúng dường
Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam
Lấy chân thật để đập tan
Những trò hư ngụy, dối gian ở đời.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,753,568